Màu sắc Áo trực lĩnh

Các loại vải vóc xưa nhuộm màu theo phương pháp tự nhiên, lấy lá, củ, thân cây,... trên rừng về làm chất nhuộm. Vải vóc được nhuộm qua nhiều lần nước, mỗi lần màu lên một đậm. Đầu tiên phải chặt nhỏ các loại củ, vỏ cây cho vào nước đun, thường gia thêm tro bếp để lên màu và cầm màu. Vải sau đó được nhúng vào nước nhuộm rồi đem phơi, gần khô lại nhúng vào nước nhuộm lần nữa, sau đó lại đem phơi. Các màu thường gặp là nâu, đen, chàm, trắng.

Màu vàng cam trên áo cà sa của sư tăng nhuộm bằng gỗ mít

Màu đen/huyền nhuộm bằng cách chít bùn hoặc dùng lá sồng

Màu nâu lấy từ nhựa củ nâu. Vải nhuộm củ nâu rồi chít bùn ao đem phơi sẽ chuyển thành màu đen do tanin kết hợp với cacbon trong bùn ao, dân gian gọi là "vải chít bùn".[13]

Màu trắng là tơ chuội, tức tơ sống đem chuội nước sôi, đôi khi tơ chuội cũng có màu vàng mỡ gà.

Màu chàm dùng lá chàm. Màu chàm tùy độ đậm nhạt mà xưa gọi là hỏa minh hoặc vi minh, dùng rất nhiều[9]

Lễ phục dùng vải Thanh Cát, tức loại vải khi nhuộm trộn với ít hồ cho cứng. Thanh Cát có hai hạng, hạng một có màu chàm, thứ đến là hạng màu nâu.[11] Màu này được dùng làm thường phục khi được chúa Trịnh vời đến. Có thể thấy màu áo này trên các bức tượng cổ Thời Lê